Blockchain là gì? Đây là cách hiểu đơn giản nhất

Blockchain là gì

Với dân chơi coin rất hay gặp thuật ngữ Blockchain. Công nghệ blockchain là gì? Blockchain technology là gì? Anh em có từng nghe đến thuật ngữ Blockchain bao giờ chưa? Một công nghệ truyền tải dữ liệu với thuật toán blockchain tiên tiến, an toàn và hiệu quả.

Tuy đã tìm hiểu trên một mớ website nhưng những khái niệm này viết lại quá dài dòng, khó hiểu khiến không ít anh em mới của cộng đồng coin ong hết đầu. Vậy thực chất công nghệ Blockchain là gì? Chưa cần đến một phút là bạn sẽ hiểu ngay! Ở bài viết này mình sẽ giới thiệu đến anh em toàn bộ thông tin liên quan đến công nghệ blockchain. Cùng tìm hiểu về blockchain ngay sau đây.

Hiểu đơn giản thì Blockchainnơi lưu trữ và truyền tải thông tin dựa trên hệ thống được mã hóa rất phức tạp.

Blockchain được hình thành từ các khối. Mỗi khối chứa thông tin về thời gian khởi tạo và liên kết tới khối trước. Đó, bạn chỉ cần hiểu vậy thôi!

Blockchain là gì, Blockchain xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 2008.
Blockchain xuất hiện đầu tiên trên thế giới vào năm 2008.

1. Blockchain là gì?

Mình xin lấy ví dụ dễ hiểu về Blockchain: Blockchain có thể được ví như một cuốn sổ cái lưu trữ tất cả các thông tin giao dịch của một ngân hàng (ngày giờ, số tiền,..). Khi thông tin đã nhập vào cuốn sổ cái này, nó sẽ không thể bị làm giả, không bị thay đổi, rất minh bạch và được bảo mật.

2. Lịch sử ra đời của Blockchain

Năm 1991, W. Scott Stornetta cùng các cộng sự đã đưa ra một hệ thống có thể ghi chú thời gian vào các tệp tài liệu để quản lý thông tin một cách dễ dàng. Mọi tệp tài liệu được tạo ra bởi công nghệ này cực an toàn, không ai có thể sửa đổi chúng và chúng trở nên bất biến. 

Đến thời kỳ những năm 2008, khi thị trường tài chính sụp đổ một hệ thống tiền mặt ngang hàng và phi tập trung được trình bày bởi Satoshi Nakamoto, tạo ra một giao thức mã nguồn mở có tên Bitcoin. Khi này chính thức Blockchain ra đời một cách sơ khai nhất. 

Ngày 03/01/2009, Bitcoin giao dịch ngang hàng bởi Satoshi Nakamoto với Half Finney. Khi đó công nghệ Blockchain chính thức được biết đến phổ biến bởi nhiều người. Tính năng chính được mọi người biết đến là khả năng chuyển tiền không qua trung gian, không có khả năng thay đổi, bất biến và không thể tạo ra được tiền giả.

3. Blockchain hoạt động ra sao

Cách thức hoạt động của Blockchain có thể được tổng kết lại ở một số kiến thức sau. 

3.1. Nguyên lý mã hoá

Tiền mã hoá, ví mã hoá, giao dịch mã hoá,…mọi thứ đều được mã hoá để đảm bảo rằng đó là bảo mật và an toàn nhất. Những cặp số “0” “1” sẽ là những thứ chính thức trong giao dịch tiền điện tử. Đó là nền tảng và nguyên lý hoạt động chính của kỹ thuật blockchain, khả năng mã hoá và vận hành với các con số. 

3.2. Quy tắc của sổ cái

Blockchain chia thành các đoạn nút khác nhau và mỗi nút đó như một bản sao của sổ kế toán. Số dư tài khoản sẽ được biểu thị bởi các nút nhưng không ai có thể truy cập các nút đó để xem. Chỉ khi nào được yêu cầu thì công nghệ Blockchain mới ghi lại các giao dịch, ghi lại số dư. 

Hệ thống số cái này ưu việt bởi chúng là mã nguồn mở, tức là ai có máy tính kết nối internet đều có thể xem được mạng lưới. Như đã nói, truy cập được mạng lưới nhưng mọi thông tin vẫn được bảo mật. Các giao dịch được kiểm tra nhưng đã được mã hoá và không biết là của ai. Chỉ khi yêu cầu thì các giao dịch mới được ghi lại và kiểm tra được. 

3.3. Nguyên lý tạo khối

Mỗi giao dịch thành công đều sẽ gửi lên trên mạng lưới Blockchain và đưa vào các khối để ném lại. Các giao dịch chưa được thực hiện trong khối thì có thể đó là các giao dịch chưa được xác nhận. Mỗi khối như vậy sẽ nhóm được các giao dịch với nhau và gửi vào mạng lưới khối tiếp theo gắn vào. Mỗi nút bất kỳ lại tạo ra khối bất kỳ, còn để được thêm vào blockchain thì chúng phải chứa đoạn mã đóng như đáp án cho câu trả lời để mở khoá.

Các chuỗi khối sẽ được công nghệ blockchain tạo ra
Nguyên lý tạo khối blockchain.

4. Cơ chế đồng thuận trong blockchain

Proof of Work (Bằng chứng Công việc)

Proof of work – bằng chứng công việc, một cơ chế đồng thuận phổ biến dùng trong các đồng tiền điện tử hàng đầu thị trường hiện tại. Một cơ chế đồng thuận tạo ra tiền điện tử và tốn nhiều điện năng là nhược điểm duy nhất. 

Proof of Stake (Bằng chứng Cổ phần)

Proof of stake – Bằng chứng cổ phần, một cơ chế đồng thuận được dùng nhiều ở các đồng tiền ảo mới ra đời trên thị trường. Những đồng tiền ảo mới dùng cơ chế này để phân cấp tốt và nhất là tiết kiệm được điện năng. 

Delegated Proof-of-Stake (Uỷ quyền Cổ phần)

Delegated Proof-of-Stake – Uỷ quyền cổ phần, là con lai của hai cơ chế phía trên với các ưu điểm thấy rõ. Nhất là khả năng mở rộng, tiết kiệm chi phí và hiệu suất cao. Nhược điểm duy nhất của nó là chọn lựa người uỷ quyền là vấn đề khó.

Proof of Authority (Bằng chứng Uỷ nhiệm)

Proof of Authority được gọi là bằng chứng uỷ nhiệm. Cũng là một cơ chế đồng thuận thường thấy trong POQ network mang lại hiệu suất cao, hiệu quả tốt và có khả năng mở rộng. Tất nhiên nó vẫn có những nhược điểm nhất định. 

Proof-of-Weight (Bằng chứng Khối lượng)

Proof-of-Weight – bằng chứng khối lượng, là có chế đồng thuận phổ biến dùng với Algorand, Filecoin. Một cơ chế có thể tùy chỉnh và mở rộng được. Nhược điểm đó là khi thúc đẩy sự phát triển và mở rộng sẽ gặp phải thách thức. 

Byzantine Fault Tolerance (Đồng thuận chống gian lận)

Byzantine Fault Tolerance – đồng thuận chống gian lận, là cơ chế đồng thuận được dự án Ripple và Stella sử dụng. Đây là cơ thế mang lại hiệu suất cao, chi phí thấp, mở rộng tốt. Nhưng cơ chế này còn mới và chưa được chứng thực độ an toàn của nó. Cơ chế này còn phân ra 2 phiên bản và đang trong quá trình hoàn thiện phát triển phiên bản 2 với ý tưởng thay thế công nghệ blockchain trong phát triển tiền điện tử.

5. Đặc điểm của Blockchain

5.1. Cơ sở dữ liệu phân tán

Dữ liệu phân tán thực chất giống như một bảng tính được nhân ra hàng ngàn lần trong một mạng lưới máy tính. Và mạng lưới sẽ cập nhật thường xuyên để luôn làm mới sự nhân bản đó. Hiểu đơn giản về đặc điểm chính của blockchain là như thế. Tìm hiểu công nghệ blockchain nếu đi sâu hơn sẽ còn nhiều khía cạnh khác.

Mọi thông tin sẽ được phát triển trên một blockchain tồn tại dưới dạng cơ sở dữ liệu và nó được kết nối chia sẻ trên toàn mạng lưới. Dữ liệu sẽ không ghi lại ở một vị trí mà bản ghi được lưu trữ công khai, dễ kiểm chứng và sẽ lưu trữ đảo lộn bởi hàng triệu máy tính cùng một lúc. 

Hacker có muốn tấn công cũng thực sự là công việc quá khó khăn dù họ chỉ cần có internet là truy cập được vào dữ liệu. 

5.2. Blockchain giống như Google Docs

Để chia sẻ tài liệu anh em thường gửi qua email rồi đợi người nhận được vào chỉnh sửa. Vấn đề đặt ra đó là lúc đó anh em phải chờ đợi người đó gửi lại mới thực hiện được các thay đổi khác vì hai chủ sở hữu không thể cùng chỉnh sửa được cùng lúc.

Nhưng với Google Docs thì khác, anh em đều có thể truy cập vào tài liệu và chỉnh sửa chúng. Đối với blockchain cũng như vậy, chỉ khác là chúng không thể chỉnh sửa vì tài liệu đã bị mã hoá và khoá lại. Anh em có quyền xem lúc người ta giao dịch tức là lúc chỉnh sửa trong Google Docs mà không thể biết họ sẽ làm gì tiếp theo và cũng không thể can thiệp vào được. 

Blockchain như Google Docs - có thể xem và không thể chỉnh sửa
Blockchain giống như google docs.

5.3. Tính bền vững

Công nghệ blockchain chắc chắn sẽ bền vững và tương lai phát triển. Vì những khối thông tin này không bị kiểm soát, không có lỗi, không bị gián đoạn và khó có thể có cơ hội cho hacker. 

Giống như internet đã phát triển được hơn 30 năm và hơn thế nữa. Công nghệ blockchain cũng vậy, sẽ có các phiên bản cải tiến ra đời như 3G, 4G, 5G,… nhưng internet vẫn trường tồn và blockchain cũng vậy. 

5.4. Minh bạch và không thể bị phá vỡ

Mạng lưới blockchain hoạt động theo kiểu công khai và không thể bị phá vỡ. Anh em có thể hiểu rằng mỗi 10 phút sẽ lại có sự kiểm tra và điều hoà của mạng lưới, các khối chia thành từng nhóm sẽ kiểm soát rất đơn giản. Vì thế nó minh bạch thông tin trên blockchain và chắc chắn không bao giờ bị phá hỏng. 

5.5. Một mạng lưới các nút

Các nút tạo thành chuỗi khối của blockchain. Các nút ở đâu đó chính là các máy tính kết nối vào mạng. Mỗi nút sẽ là một máy chủ, là quản trị viên của toàn bộ mạng lưới vừa để tự đảm bảo an toàn cho mình vừa cho người khác mà lại nhận được phần thưởng là Bitcoin. Vì các nút này được gọi là đào Bitcoin, mỗi máy trong mạng lưới là một máy đào. Hiện tại có khoảng hơn 700 loại tiền điện tử phát triển trên nền tảng blockchain giống như Bitcoin. Vì thế đặc điểm này dễ nhận biết nhất của công nghệ blockchain. 

5.6. Ý tưởng về phân quyền

Công nghệ blockchain ngay từ khi ra đời đã được phân quyền. Vì điều gì xảy ra trên mạng lưới đều là chức năng của mạng. Tức là mỗi máy tính là một máy chủ, mạng lưới hoạt động ngang hàng và cơ sở là giao dịch ngang hàng P2P. Anh em hiểu đơn giản rằng khi đã lên đến mạng lưới, quyền làm chủ thuộc về mọi cá nhân mà không ai có thể kiểm soát được. 

5.7. Tăng cường bảo mật

Cách lưu trữ của blockchain loại bỏ những rủi ro đi kèm khi dữ liệu tập trung dù vấn đề bảo mật trên Internet thì ngày càng trở nên phức tạp. Thường hệ thống username/password sẽ bảo vệ danh tính và tài sản của anh em, nhưng hiện tại nó đã lỗi thời. Công nghệ blockchain sử dụng mã hóa với cặp khóa public/private là chuỗi các dãy số ngẫu nhiên cực khó cho các hacker có thể làm nên chuyện.

6. Ưu nhược điểm của Blockchain

6.1. Ưu điểm

6.1.1. Độ chính xác của chuỗi

Một giao dịch của mạng blockchain cần sự chấp thuận của hàng nghìn máy tính được kết nối với nhau. Vì thế con người gần như không tham gia vào quá trình xác minh, từ đó sai sót được loại bỏ. 

Vì trường hợp có một máy tính trên mạng mắc lỗi tính toán thì lỗi chỉ ở một bản sao. Còn lại chuỗi khối sẽ không bị ảnh hưởng vì lỗi thực chất chỉ khi 51% máy tính của mạng bị ảnh hưởng, điều đó có lẽ sẽ không bao giờ xảy ra. 

6.1.2. Giảm chi phí

Giảm chi phí bằng việc loại bỏ xác minh của bên thứ ba: Các chi phí thường thấy như là phí chuyển khoản khi gửi tiền, phí công chứng hay các loại phí khác. Nhưng với Blockchain không có sự can thiệp của bên thứ ba, vì thế các chi phí liên quan được loại bỏ và người dùng sẽ là đối tượng được nhiều lợi ích nhất. 

6.1.3. Phân quyền

Tính phi tập trung – khó giả mạo: Blockchain là một mạng lưới các máy tính mà bất kỳ ai đều có thể truy cập và làm chủ như đã nói ở trên. Thay vì một bản chính được các hacker xâm nhập thì chỉ là những bản sao thông tin không có giá trị nào cả vì không thể biết được thông tin được lưu ở máy chủ nào là tin chính thức.

6.1.4. Giao dịch hiệu quả

Các giao dịch nếu qua ngân hàng hoặc bị quản lý sẽ phải mất vài ngày để thành công. Nhưng với blockchain hoạt động 24 giờ một ngày thì chỉ cần 10 phút là giao dịch đã có thể thành công. Đặc biệt đó là các giao dịch xuyên biên giới và không hề phụ thuộc khoảng cách là bao nhiêu, chỉ phụ thuộc tốc độ mạng. 

6.1.5. Giao dịch cá nhân

Giao dịch an toàn, riêng tư, hiệu quả: Tính bảo mật trên mạng blockchain như đã nói phía trên là cực tốt. Một mạng lưới ghi lại các giao dịch nhưng được mã hoá. Vì thế tính cá nhân được đảm bảo một cách tuyệt đối.

6.1.6. Giao dịch an toàn

Cải thiện độ chính xác bằng cách loại bỏ sự tham gia của con người vào quá trình xác minh: Nếu giao dịch có bị ghi lại thì mạng lưới blockchain sẽ xác thực, hàng nghìn máy tính xác thực sẽ rất an toàn và chính xác. Nếu các giao dịch được xác thực thì nó được thêm vào khối, từ đó tăng tính an toàn và riêng tư. 

6.1.7. Minh bạch

Hầu hết các blockchains đều là mã nguồn mở nên bất kỳ ai cũng truy cập được và xem được. Nó có khả năng cung cấp sự kiểm soát cho mọi thành viên nhưng không có quyền được chỉnh sửa. Công khai, minh bạch nhưng lại cực kỳ an toàn. 

6.1.8. Không qua ngân hàng

Công nghệ blockchain có thể nói là công nghệ cho tương lai. Một đơn vị lưu trữ an toàn, cung cấp các giao dịch vô cùng nhanh chóng. Không bị kiểm soát bởi các ngân hàng chính là lợi thế của mạng lưới này trong các giao dịch. Tính cá nhân được đề cao và đó là một thị trường còn nhiều tiềm năng. 

6.2. Nhược điểm của Blockchain

6.2.1. Tốn điện

Chi phí đáng kể về công nghệ liên quan đến đào Bitcoin: Vì mỗi blockchain cần được xác nhận nhiều lần vì có nhiều nút. Chính vì thế mà quy trình này cần đến rất nhiều năng lượng. 

6.2.2. Tốn không gian lưu trữ

Để vận hành blockchain Bitcoin anh em cần phải tải về 60GB dữ liệu. Để vận hành được nút thì anh em cần thêm nhiều ổ lưu trữ hơn thế nữa. Chính vì thế, không gian lưu trữ chính là vấn đề của mạng lưới blockchain. Hơn nữa tốc độ giao dịch thấp mỗi giây cũng là một vấn đề gây ra rở ngại không hề nhỏ.

 6.2.3. Tính bền vững cũng tạo ra nhược điểm

Mỗi giao dịch trên mạng lưới blockchain là mạng tập trung. Vì thế các giao dịch không thể làm lại, không thể đảo ngược và ở đó mãi mãi luôn. Không giống như việc anh em để tiền trong ví tiền điện tử nếu mất sẽ còn khoá private để lấy lại. Nếu đã lên mạng lưới blockchain, mọi thứ sai lầm sẽ bị mất đi vĩnh viễn. Do đó, có những tên tội phạm lợi dụng để hoạt động bất hợp pháp.

7. Các loại Blockchain

7.1. Phân loại Blockchain

Blockchain có 3 loại như sau:

Các loại Blockchain
Blockchain có 3 loại khác nhau.

Public: Ai cũng có thể ghi và đọc dữ liệu trên Blockchain. Việc xác thực giao dịch trên loại này cần có nhiều nút tham gia. Bởi vậy, khó có thể tấn công vào hệ thống này.

Private: Bạn chỉ được đọc dữ liệu, không được ghi. Bởi quyền ghi dành cho bên thứ 3. Với Private, thời gian xác nhận giao dịch tương đối nhanh và không cần quá nhiều thiết bị xác thực giao dịch.

Permission: Giống Private nhưng sẽ có thêm một số tính năng khác.

7.2. 3 phiên bản Blockchain

Phiên bản 1.0: Ứng dụng trong kiều hối, chuyển đổi tiền tệ, tạo hệ thống thanh toán kỹ thuật số.

Phiên bản 2.0: Ứng dụng trong xử lý chi phiếu, cổ phiếu, nợ, hợp đồng hay thỏa thuận, quyền sở hữu.

Phiên bản 3.0: Ứng dụng trong để giám sát và thiết kế trong giáo dục, y tế,…

8. Mối quan hệ giữa blockchain và bitcoin

Blockchain là mạng lưới và Bitcoin là đồng tiền điện tử, nó không hề có sự liên quan nào ngoài việc Bitcoin sử dụng blockchain như một phương tiện để ghi lại sổ cái. 

Ngoài ra Blockchain còn là nền tảng cho rất nhiều đồng tiền điện tử khác phát triển hiện nay. Vì thế mối quan hệ giữa Bitcoin nói riêng và thị trường tiền điện tử có thể nói là quan hệ khăng khít. Bởi vì đúng là từ khi giao dịch Bitcoin ra đời thì mạng lưới blockchain mới có cơ hội ra đời và phát triển trong nhiều lĩnh vực như hiện tại.

9. Mối quan hệ giữa blockchain và internet

Trước Internet và sau Internet đó sẽ là thời điểm chúng ta nói về công nghệ của loài người. Internet làm chúng ta thay đổi về mọi mặt của đời sống. Và blockchain đang trên con đường tạo ra một internet thứ hai khi sẽ tạo ra được thời kỳ trước khi có blockchain mà sau khi có mạng lưới này.

 Anh em có thể thấy rằng mọi thứ anh em đang gần gũi bây giờ đến cần đến internet. Các chuyên gia đều đánh giá rằng, mối quan hệ giữa blockchain và internet chính là nền tảng cho cái kia phát triển. 

Internet sẽ là nền tảng cho blockchain phát triển và công nghệ này chắc chắn sẽ còn đi vào mọi mặt đời sống của loài người. Nhưng tất nhiên, blockchain phải dựa vào internet để kết nối hàng ngàn máy tính trên toàn cầu lại với nhau.

Mối quan hệ giữa blockchain và internet là khăng khít
Internet sẽ là nền tảng cho blockchain phát triển.

10. Vai trò của Blockchain

Đối với Bitcoin, Blockchain có vai trò như một cuốn sổ lưu trữ tất cả các giao dịch giúp quản lý Bitcoin một cách tự động. Nhờ Blockchain, các dữ liệu có thể được bảo mật, không bị làm giả, không bị phá hủy.

Nhìn rộng hơn, Blockchain có thể được ứng dụng trong những lĩnh vực khác như y tế, ngân hàng,… cụ thể:

Y tế: Blockchain có thể giúp lưu trữ thông tin của mọi bệnh nhân. Khi mất hồ sơ dạng giấy, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng dữ liệu trên Blockchain. Bên cạnh đó, khi bệnh nhân chuyển viện điều trị sẽ không mất thời gian chuyển hồ sơ giấy từ bệnh viện này sang bệnh viện khác.

Ngân hàng: Mọi thông tin, giao dịch của khách hàng sẽ được lưu trữ và thực hiện qua Blockchain. Việc này sẽ giúp bảo mật thông tin, cắt giảm chi phí và giúp việc giao dịch trở nên nhanh chóng hơn.

Bên cạnh đó, rất nhiều lĩnh vực khác cũng có thể áp dụng công nghệ Blockchain để lưu trữ số liệu, quản lý giao dịch,…

11. Ứng dụng của Blockchain

Hợp đồng thông minh

Ứng dụng blockchain trong hợp đồng thông minh được thực hiện bởi rất nhiều các sàn giao dịch tiền điện tử hiện tại. Ngoài ra còn hệ thống ngân hàng và các tổ chức tài chính thanh toán hàng đầu thế giới cùng đang áp dụng loại hợp đồng này. Blockchain tại ra một loại hợp đồng có tập hợp các điều kiện và nếu người dùng đồng ý hết tất cả các điều kiện đó thì thỏa thuận tự động được chấp thuận và giao dịch thành công. Các ứng dụng của blockchain chắc chắn sẽ còn nhiều hơn nữa với thị trường tài chính. 

ứng dụng của blockchain 2
Blockchain được ứng dụng rất nhiều mảng.

Mở rộng thị trường gọi vốn

Kinh tế ngang hàng mới nổi được dựa trên sáng kiến Kickstarter và Gofundme. Một ví dụ điển hình vào năm 2016 khi DAO (Decentralized Autonomous Organization), dựa trên Ethereum thu hút được 200 triệu USD trong vòng 2 tháng. 

Kiểm tra chuỗi cung ứng

Blockchain cung cấp cách để những sản phẩm anh em vừa mua là chính hãng bằng phương pháp minh bạch thời gian dựa trên blockchain của ngày tháng. Tức là vị trí của mặt hàng sẽ đi kèm với số của mặt hàng đó gắn với nó suốt đời từ khi sản xuất cho đến khi đến tay người dùng. 

Một mặt hàng tiêu dùng có thể kiểm tra được thông qua chuỗi cung ứng vì nó là vòng tròn khép kín. Một miếng sushi của Nhật Bản được gắn mã số từ lúc con cá được khai thác và nó qua tay ai, vận chuyển ra sao chế biến như thế nào đều được hiển thị toàn bộ thông tin. Ngày nay công nghệ này ngày càng được áp dụng nhiều khi toàn cầu hoá phát triển mạnh. Vì thế mới nói, blockchain thực sự là công nghệ của tương lai. 

Lưu trữ file

Công nghệ blockchain là một mạng lưới trên internet được tạo thành từ những trang web phân tán. Máy chủ có khả năng tăng tốc độ truyền file và thời gian stream. Khả năng lưu trữ file thì không cần phải bàn, bởi có hàng triệu máy chủ trên thế giới mà anh em còn có thể không biết các file đó được lưu trữ tại đâu. Chỉ biết rằng khi cần thì các kho dữ liệu sẽ được lôi ra và cung cấp cho chúng ta. 

Dự đoán thị trường

Nếu một sự kiện có 10 ý kiến mà 8 ý kiến theo một hướng thì tỷ lệ đúng của dự đoán đó càng cao. Điều này đã được chứng minh và sai lệch rất ít. Công nghệ blockchain đã thu thập các thông tin này từ mạng lưới để đưa ra các dự báo về thị trường. 

Một siêu máy tính tại giải bóng đá ngoại hạng anh được áp dụng để dự đoán tỷ số các trận đấu và tỷ lệ chiến thắng của mỗi đội dựa trên việc cập nhật toàn bộ dữ liệu như lịch sử đối đầu, các cầu thủ chấn thương, tỷ lệ thắng gần nhất,…Công nghệ blockchain một lần nữa thể hiện được ứng dụng vô cùng tương lai và sẽ du nhập và đời sống con người của nó. 

Internet of Things (IoT)

Internet of Things, hay IOT chính là quản lý một mạng lưới gồm nhiều thiết bị điện tử khác nhau thông qua internet. Mọi hành động sẽ được tự động hoá một cahcs hoàn toàn. Những Samsung, IBM, AT&T đang sử dụng công nghệ này của blockchain để phát triển các thiết bị thông minh của họ. 

Một ngôi nhà thông minh với IOT sẽ là điều mà chúng ta hướng tới. Anh em có thể tắt tivi nếu chẳng may để quên nếu ra khỏi nhà không tắt, anh em có thể khoá cửa tự động nếu chẳng may không khoá, có thể bật bình nóng lạnh tại nhà khi đang di chuyển trên đường,…

AML và KYC

Blockchain khắc phục tình trạng rửa tiền trên toàn thế giới Anti-money laundering (AML). Hiện tại các quốc gia đang hướng đến sử dụng tính ứng dụng cao này của blockchain để thực hiện chính sách chống rửa tiền và tham nhũng. 

Know your customer (KYC) – biết khách hàng của bạn được các tổ chức tài chính và ngân hàng sử dụng rất nhiều. Nó giúp cho việc giám sát, phân tích, xác minh danh tính và bảo mật trở nên đơn giản, an toàn hơn rất nhiều. 

Giao dịch chứng khoán

Khi tìm hiểu về blockchain, chắc chắn tính ứng dụng của nó đối với thị trường tài chính là lớn nhất. Vì thế blockchain trong thị trường chứng khoán mang tính ứng dụng đó là kiểm tra tính an toàn, minh bạch của các giao dịch ngang hàng. Xác nhận các lệnh, giao dịch và nâng tốc độ của các giao dịch lên.

Các kiểm toán viên, người hỗ trợ tại các ngân hàng cũng sẽ bị loại bỏ dần dần. Ứng dụng blockchain trong ngân hàng nhiều hơn cũng là một tương lai không xa.

ứng dụng của blockchain
Ứng dụng blockchain trong ngân hàng nhiều hơn cũng là một tương lai không xa.

Vậy là chúng ta đã tìm hiểu xong những thông tin quan trọng về Blockchain rồi! Anh em đã hiểu Blockchain là gì rồi chứ? Bài viết tìm hiểu blockchain và ứng dụng của công nghệ blockchain này phần nào đã đáp ứng được thông tin cần tìm kiếm của anh em.

Nếu bạn còn thắc mắc gì đừng ngại đặt câu hỏi nhé, mình sẽ giải đáp tất tần tật. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu sâu hơn về Blockchain hoặc tiền ảo có thể tham khảo các bài viết khác trên website kienthuctienao.org.

Câu hỏi thường gặp

Hacker đột nhập được mạng lưới blockchain hay không?

Câu trả lời là có, nhưng dù có đột nhập thì hacker cũng chẳng thể làm gì được. Họ không thể đánh cắp chính xác bản chính của dữ liệu vì đó hoàn toàn chỉ là các bản sao trên mạng lưới. 

Công nghệ Blockchain hiện đã ứng dụng vào lĩnh vực nào? 

Các ngành tài chính, sức khỏe, bán lẻ, bảo hiểm, y tế, giáo dục,…tất cả sẽ có sự góp mặt của công nghệ blockchain. Vì đây là công nghệ của tương lai, vì vậy anh em sẽ thấy nó xuất hiện ở không ít các lĩnh vực.

Tương lai của blockchain sẽ như thế nào?

Ứng dụng của blockchain là quá lớn, các chuyên gia đã dự báo như phía trên mình trình bày. Và chắc chắn anh em cũng nhìn thấy được tiềm năng và tương lai của nó trong các lĩnh vực hiện tại của đời sống mà nó đang góp mặt.

Bitcoin và blockchain có như nhau hay không?

Đây là câu hỏi nghe qua thì đơn giản nhưng thực ra nhiều người – mà đặc biệt là những người mới bắt đầu – thường nhầm lẫn. Có thể trả lời răng bitcoin và blockchain không hẳn là giống nhau. Nói một cách dễ hiểu thì mọi bitcoin là blockchain trong khi không phải blockchain nào cũng đều là bitcoin. Vì thực ra bitcoin ứng dụng blockchain làm cơ sở cơ bản để vận hành. Về mặt tài chính thì bitcoin là tiền điện tử ứng dụng blockchain thành công nhất hiện nay.

Anthony Nguyen

Kiến Thức Tiền Ảo
Logo
Enable registration in settings - general