Mô hình nến nhật là gì? Mọi newbie đều cần biết điều này!

mô hình nến nhật là gì

Chắc hẳn nhiều trader mới khi xem biểu đồ giá coin đều thắc mắc không biết đường xanh đỏ xem thế nào? Nó biểu hiện cái gì mà nhìn hoa hết cả mắt! Bật mí với bạn đó gọi là mô hình nến Nhật. Vậy nến nhật là gì? Nến nhật nói riêng và biểu đồ nến nói chung là điều mà những nhà đầu tư luôn quan tâm trong thị trường tiền điện tử. Để “đọc vị” được biểu đồ nến nhật cần đến rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm. Nhưng muốn thành công trong thị trường tiền điện tử thì phân tích nến nhật và đọc được biểu đồ hình nến nhật bản là điều chắc chắn anh em phải tìm hiểu. Nó sẽ giúp anh em rất nhiều trong đầu tư tiền ảo. Hãy cùng mình đi tìm hiểu mô hình nến Nhật là gì và các mô hình nến Nhật cơ bản nhé! Bài viết dưới đây sẽ đưa anh em đi tìm hiểu mô hình nến nhật là gì? Cấu tạo nến nhật và các loại nến nhật. Bắt đầu thôi!

1. Mô hình nến nhật là gì?

Mô hình nến Nhật là thứ thể hiện sự chuyển động giá của một sản phẩm (tiền tệ, chứng khoán, phái sinh tài chính,…) trong thời gian nhất định. Nến Nhật thông thường có 2 màu:

  • Xanh: thể hiện giá tăng
  • Đỏ: thể hiện giá giảm

Mỗi biểu tượng cây nến cũng tương tự với giá sản phẩm trong một ngày. Nến Nhật gồm 2 phần: Thân nến và bóng nến.

Nến Nhật gồm 2 phần: Thân nến và bóng nến
Mô hình nến Nhật.

Sở dĩ gọi là nến Nhật bởi biểu đồ này có nguồn gốc từ một người Nhật Bản tên là Munehisa Homma. Biết cách xem mô hình nến Nhật sẽ giúp bạn dễ dàng dự đoán xu hướng tăng – giảm của tiền ảo, qua đó kiếm lợi nhuận.

2. Ứng dụng của mô hình nến nhật

Mô hình nến nhật hiện tại được sử dụng nhiều nhất trong thị trường tài chính. Với các lĩnh vực như tiền điện tử, chứng khoán, ngoại hối,… Nhà đầu tư sử dụng mô hình nến nhật kết hợp phân tích nến nhật và các chỉ số của thị trường để đưa ra chiến lược đầu tư phù hợp. 

Với chỉ một tính ứng dụng như vậy nhưng không ai có thể phủ nhận được vai trò của mẫu hình nến nhật đối với thị trường tài chính. Mỗi khía cạnh của thị trường đều dùng đến mô hình nến nhật và mỗi nhà đầu tư cũng đều dựa vào những mô hình nến này để có tín hiệu ra vào lệnh một cách chính xác.

3. Cấu trúc của một mô hình nến nhật

Cấu trúc của mô hình nến nhật sẽ có thân nến, râu nến, đỉnh nến và đáy nến. Trong đó tương ứng thân nến biểu thị khối lượng giao dịch, râu nến biểu thị mức độ biến động, đỉnh nến là giá cao nhất, đáy nến là giá thấp nhất.

Nến nhật dùng bất kỳ khung thời gian nào gồm có 15 phút, 30 phút, 1 tiếng, 4 tiếng, 1 ngày, 3 ngày, 1 tuần, 1 tháng,…

Cơ bản cấu trúc của mô hình nến nhật có 3 bộ phận chính
Cấu trúc mô hình nến nhật

Màu của nến sẽ giúp anh em phân biệt được giá đóng cửa và mở cửa. Nếu màu xanh tương ứng với tăng thì giá mở thấp hơn giá đóng cửa, còn nến màu đỏ tương ứng với giảm thì giá mở cao hơn giá đóng cửa. Màu của nến là thứ anh em sẽ nhìn thấy đầu tiên khi xem mô hình nến. Vì thế về mặt tổng quan, màu của nến chính là thứ tiếp xúc và anh em dễ nhìn nhất.

4. Nhược điểm của mô hình nến nhật

4.1. Không thể dự báo xu hướng

Cấu trúc mô hình nến nhật như nói ở trên chỉ thấy được: giá đóng cửa, giá mở cửa, giá cao nhất và giá thấp nhất trong khoảng thời gian ngắn. Cho nên mô hình nến Nhật chỉ đưa ra được thực tại của thị trường mà không thể có được xu hướng của thị trường. Để có được xu hướng của thị trường anh em cần phải dựa vào tổng thể mô hình nến hoặc các chỉ số khác. 

Anh em chỉ có thể dựa vào đó để dự báo rồi đợi chờ điều đó xảy ra theo quy luật mà thôi. Còn nếu dự báo không theo quy luật thì đó là thất bại trong đầu tư và là nhược điểm của mô hình nến nhật. Vì thế anh em cần nhiều hơn là phân tích nến nhật, trong đó các công cụ khác, các chỉ báo,…sẽ là gợi ý cho anh em. 

4.2. Không thể hiện rõ chuyển động giá

Nhược điểm này càng khẳng định được rằng, mô hình nến Nhật là công cụ tốt nhưng chưa hoàn chỉnh. Các chuyển động về giá của khung H1 sẽ có thể biểu thị những tiếp theo cây nến H4 VÀ 1D sẽ không thể hiện được chuyển động của giá của các cây nến sau đó.

5. Các mô hình nến Nhật

5.1. Nến trung lập

  • Spinning Top: 
Mô hình nến Spinning Top.
Mô hình nến Spinning Top.
  • Đặc điểm nhận biết: Thân nến nhỏ, bóng nến dài.
  • Ý nghĩa: Phe mua và phe bán đều cố giành ưu thế nhưng cuối phiên không có bên nào chiến thắng.
  • Marubozu:
Mô hình nến Marubozu.
Mô hình nến Marubozu.
  • Đặc điểm nhận biết: Không có bóng nến, thân nến lớn.
  • Ý nghĩa: Nếu nến Marubozu tăng có nghĩa bên mua kiểm soát giao dịch. Ngược lại, việc kiểm soát giao dịch nằm ở phe bán.
  • Doji
Mô hình nến Doji.
Mô hình nến Doji.
  • Dragonfly Doji: Phe mua có lợi thế hơn ở phiên giao dịch sau.
  • Gravestone Doji: Phe bán có lợi hơn khi qua phiên giao dịch sau.
  • Long-legged Doji: Phe mua và bán cạnh tranh nhưng không phân thắng bại. Giá có thể biến động lớn.

5.2. Mô hình 1 nến

  • Hammer
Hammer và Hanging Man.
Mô hình nến Hammer và Hanging Man.
  • Đặc điểm nhận biết: phần đuôi dài hơn phần thân gấp 2-3 lần. Bên cạnh đó, bóng nến bên trên không có hoặc nhỏ, thân nến nằm ở trên cùng.
  • Ý nghĩa: Khi giá đang có xu hướng giảm mà xuất hiện mô hình hammer thì có nghĩa là đáy đang gần và có thể giá sẽ tăng. 
  • Hanging Man
  • Đặc điểm nhận biết: Mô hình này cũng giống với Hammer. Nhưng chúng khác nhau tùy thuộc vào diễn biến giá ở trước. 
  • Ý nghĩa: Hanging Man xuất hiện khi giá đang tăng có nghĩa là bên bán đang vào đông hơn bên mua. Bên mua không thể giữ vững được động lực tăng nữa.
  • Inverted Hammer & Shooting Star:
Inverted Hammer & Shooting Star
Mô hình nến Inverted Hammer & Shooting Star.

Hai mô hình này có điểm nhận dạng giống nhau: Bóng nến trên dài, thân nhỏ và không có bóng dưới. Tuy nhiên, ý nghĩa của hai mô hình có sự khác nhau.

  • Inverted Hammer: xuất hiện khi giá đang giảm, có khả năng tăng trở lại.
  • Shooting Star: xuất hiện khi giá đang có xu hướng tăng, dự báo giá có thể sẽ giảm.

5.3. Mô hình 2 nến

Mô hình nến Bullish Engulfing & Bearish Engulfing.
Mô hình nến Bullish Engulfing & Bearish Engulfing.
  • Bullish Engulfing: 
  • Đặc điểm nhận biết: Một cây nến giảm, theo sau là một cây nến tăng lớn.
  • Ý nghĩa: báo hiệu giá có thể tăng mạnh. 
  • Bearish Engulfing:
  • Đặc điểm nhận biết: Một cây nến tăng, theo sau là cây nến giảm lớn.
  • Ý nghĩa: Một đợt giảm giá mạnh có thể diễn ra.
  • Tweezer Top & Tweezer Bottom
Tweezer Top & Tweezer Bottom
Đây là mô hình thường thấy sau giai đoạn tăng hoặc giảm đỉnh điểm.
  • Đặc điểm nhận biết: 2 thanh nến bằng nhau ở cả thân lẫn bóng nến. Đây là mô hình nến Nhật đảo chiều.
  • Ý nghĩa: Đây là mô hình thường thấy sau giai đoạn tăng hoặc giảm đỉnh điểm. Mô hình cho thấy khả năng giá có thể đảo chiều. 

5.4. Mô hình 3 nến

  • Morning Star & Evening Star:
Morning Star & Evening Star
Morning Star & Evening Star thể hiện sự đảo chiều của giá.
  • Đặc điểm nhận biết: 3 cây nến liền nhau, trong đó cây nến đầu tiên thể hiện xu hướng của giá. Cây nến thứ  2 thân nhỏ, cây nến thứ 3 thể hiện sự đảo chiều của xu hướng.
  • Ý nghĩa: Thể hiện sự đảo chiều của giá. Morning Star xuất hiện khi giá đang giảm, có khả năng tăng lên. Ngược lại, Evening Star xuất hiện khi giá đang tăng, có thể giảm đột ngột.
  • Three White Soldiers 
Three White Soldiers & Three Black Crows
Cả 2 mô hình đều thể hiện sự đảo chiều của giá.
  • Đặc điểm nhận biết: 3 cây nến tăng liền nhau trong xu hướng giảm. 
  • Ý nghĩa: Sự đào chiều xảy ra, kết thúc xu hướng giảm, giá sẽ tăng.
  • Three Black Crows
  • Đặc điểm nhận biết: Ngược lại với Three White Soldiers. Mô hình có 3 cây nến giảm liền nhau trong xu hướng tăng.
  • Ý nghĩa: Sự đảo chiều, giá sẽ giảm.
  • Three Inside Up:
Mô hình Three Inside Up
  • Đặc điểm nhận biết: xuất hiện ở cuối giai đoạn của xu hướng giảm. 3 nến liền nhau, cây đầu tiên thường là nến giảm dài. Cây thứ 2 là nến tăng, cây nến thứ 3 là nến tăng.
  • Ý nghĩa: Sự đảo chiều về giá, giá sẽ tăng.
  • Three Inside Down:
Three Inside Down
Ngược lại với Three Inside Up, Three Inside Down thường xuất hiện ở xu hướng đang tăng.
  • Đặc điểm nhận biết: ngược lại với Three Inside Up, nó thường xuất hiện ở xu hướng đang tăng. Mô hình cũng gồm 3 cây nến: cây đầu là nến tăng, cây 2 giảm nhẹ, cây 3 giảm mạnh.
  • Ý nghĩa: Xu hướng tăng đã kết thúc, bắt đầu xu hướng giảm.

6. Công cụ phân tích mô hình nến nhật

MT4 và Tradingview là những công cụ phổ biến nhất để anh em có thể dùng để phân tích mô hình nến nhật. Với nền tảng MT4 các sàn forex đã có sẵn để nhà đầu tư có thể sử dụng. Còn với Tradingview anh em phải trả phí nếu muốn sử dụng nó được một cách đầy đủ các chức năng nhất. 

Có thể nói Tradingview là nền tảng được nhiều anh em sử dụng nhất, nó có giao diện cũng thân thiện và dễ dùng nhất. Cá nhân mình cũng đang sử dụng Tradingview vì tính hiệu quả của nó.

7. Các bước phân tích biểu đồ nến nhật cơ bản

7.1. Xác định xu hướng trong biểu đồ nến Nhật

Để xác định được xu hướng trong biểu đồ nến nhật thì các lý thuyết và công cụ chỉ báo rất quan trọng. Vì như đã nói ở trên, nhược điểm của mô hình nến nhật là không thể biểu hiện được xu hướng tăng hay giảm.Vì thế anh em sẽ phải tìm hiểu thêm về lý thuyết dow, các chỉ số RSI, MACD,…gọi chung là các đường EMA. Thêm vào đó là các đường Trendline để biết được thị trường đang có xu hướng tăng hay giảm.

Mô hình đảo chiều tăng dự báo một xu hướng tăng
Mô hình đảo chiều tăng dự báo một xu hướng tăng

7.2. Xác định lực xu hướng dựa vào biểu đồ nến

Khi xác định được xu hướng và khắc phục được nhược điểm của biểu đồ nến nhật. Anh em cần xác định chi tiết khi đi vào phân tích nến. Đầu tiên là phải xác định lực của xu hướng đó là mạnh hay yếu. Tức là xu hướng tăng giảm nhưng là giảm mạnh hay tăng mạnh hay đó chỉ là những chỉ số điều chỉnh nhỏ mà thôi. 

Điều này là cực kỳ quan trọng khi mà dự đoán được xu hướng trung hạn, dài hạn mới là mục đích chính của anh em. Chứ không phải xu hướng ngắn, thấy đang tăng nhưng đã là chu kỳ tăng cuối và anh em vào lệnh thì chắc chắn sẽ đu đỉnh. Hoặc xu hướng giảm và quay đầu tăng nhưng chỉ là một sự điều chỉnh tăng nhẹ anh em vào lệnh sau đó nó quay đầu giảm tiếp. Khi này, các biểu đồ nến sẽ phát huy tác dụng để anh em có thể xác định. Cùng xem các biểu đồ nến sẽ biểu thị điều gì cho anh em nhé: 

  • Sóng Elliott: Elliott chia thành 5 sóng khác nhau thành 5 khúc, trong đó 1,3,5 là sóng tăng và 2,4 là sóng giảm. Trong đó sóng tăng của đường 3 là dài và nhiều nhất. Khi giá đang ở đáy sóng 2 thì đó là lúc anh em cần phải thực hiện việc mua vào, đỉnh sóng 3 là việc bán ra. Biểu đồ nến sẽ thể hiện rất rõ điều này nếu anh em kết hợp thêm các chỉ báo. 
  • Mô hình nến đảo chiều: Các mô hình nến nhật bản đảo chiều sẽ có đảo chiều tăng hay đảo chiều giảm, sẽ có 2 biểu đồ dạng đó để anh em xác định xu hướng. Bên cạnh đó sẽ có thêm biểu đồ nến tiếp diễn và biểu đồ nến đi ngang. Để xác định được xu hướng thì anh em phải xem từng biểu đồ ở các khung thời gian khác nhau. 

Ví dụ mô hình đảo chiều giảm thì chắc chắn dự báo xu hướng sẽ giảm trong thời gian dài và mô hình đảo chiều tăng thì sẽ tăng trong thời gian dài. 

  • Sử dụng mô hình giá: Các cô hình nến nhật có tiếp diễn và mô hình đảo chiều đối với giá của sản phẩm. Ở đây chúng ta đang nghiên cứu về đồng tiền điện tử vì thế mô hình này cũng vô cùng quan trọng để phân tích kỹ thuật. Các mô hình nến nhật biểu thị hình ảnh chữ W, chữ V,…hay mô hình vai đầu vai, mô hình chiếc cốc, mô hình cờ,…

Ví dụ với chữ W hay còn gọi là mô hình 2 đỉnh, 2 đáy. Nếu ở đỉnh chữ W thì chắc chắn tiếp theo xu hướng sẽ là giảm, còn nếu ở đáy chữ W thì chắc chắn xu hướng tiếp theo sẽ là tăng. 

  • Các chỉ báo, chỉ số như RSI, MACD,…: Ngoài các mô hình nến và mô hình giá thì các chỉ số sẽ dự báo một cách vô cùng chính xác xu hướng. Việc các chỉ báo sẽ cho anh em thấy lực mua và lực bán ra một cách cực kỳ đúng. Nếu lực bán ra mạnh thì chắc chắn xu hướng tiếp theo là thị trường giảm, còn ngược lại với lực bán tăng.

7.3. Tìm điểm entry vào lệnh, tìm điểm cắt lỗ tìm điểm gồng lời

Sau khi đã xác định được xu hướng bằng các biểu đồ, bằng các chỉ báo thì việc tìm điểm vào lệnh để chốt lời, cắt lỗ cũng rất quan trọng. Trên thực tế, để tìm kiếm được điểm này là điều cực kỳ khó khăn với mọi nhà đầu tư kể cả có hay không có kinh nghiệm. Vì cách đọc nến nhật cần phải có kiến thức và thêm nhiều kinh nghiệm.

Nếu học phân tích kỹ thuật cũng như có kinh nghiệm thì chắc chắn dự báo được một khoảng giá gần chính xác, dù nó không được 100% nhưng trong thị trường tài chính lệch điểm entry không quá nhiều đã là một thành công. 

Các công cụ phân tích kỹ thuật sẽ giúp anh em tìm được các điểm này. Mức chốt lời đó là ở đỉnh của các biểu đồ nến nhật, là mức kháng cự và hỗ trợ. Còn điểm entry vào lệnh sẽ là đáy của mô hình nến và các điểm cản mạnh nhất của đồ thị. 

Fibonacci để tìm điểm chốt lời và cắt lỗ là công cụ chỉ số sử dụng nhiều nhất. Trong thị trường tài chính sẽ có Fibonacci mở rộng dựa trên xu hướng và Fibonacci thoái lui. Thực tế khi đầu tư, Fibonacci chủ yếu là để tìm ra các vùng kháng cự và hỗ trợ để hỗ trợ tốt cho việc vào lệnh và thoát lệnh. 

Còn điểm cắt lỗ đó là các vùng hỗ trợ hay đường trendline dưới, cản dưới. Đó là điểm mà anh em phải cắt vì khi đã xuống đến dưới đường trendline dưới thì để nến quay đầu trong thời gian ngắn rất khó xảy ra. 

Tóm lại, để xác định được điểm đặt lệnh anh em sẽ phải xác định xu hướng trước tiên thông qua mô hình nến, qua các đường MA, trendline. Sau đó tìm điểm qua đường trendline khi giá đã phá qua cản và mô hình nến đảo chiều để tìm điểm vào lệnh. Còn lại điểm cắt lỗ sẽ là điểm gần với mức hỗ trợ hoặc kháng cự . 

Còn để chốt lời thì mình cho là dễ nhất vì “chốt lời không bao giờ sai” anh em có lời đủ “vừa mồm” thì chốt thời điểm nào tuỳ anh em lựa chọn.

Nếu bạn là newbie chắc bạn cảm thấy hơi “choáng váng” và rất khó nhớ với các mô hình nến Nhật này. Cách tốt nhất để bạn dễ nhận biết chúng là thường xuyên tập xem biểu đồ và quay lại bài viết này “soi” lại xem nó là loại mô hình nào. Sau nhiều lần làm như vậy mình tin rằng bạn sẽ nhớ và sau đó áp dụng vào để đặt lệnh phù hợp.

Bài viết giới thiệu mô hình nến nhật, biểu đồ nến nhật là gì hy vọng giúp anh em có thêm kiến thức trong đầu tư tài chính nói chung và thị trường tiền điện tử nói riêng. Qua bài viết mình hy vọng bạn đã hiểu mô hình nến Nhật là gì và nhận biết được các mô hình nến Nhật. Mô hình nến nhật là một công cụ hết sức quan trọng mà ai cũng phải học để phân tích và thành công trong thị trường này. Anh em cần phải lưu ý để có được những kiến thức sâu sắc nhất, bài viết của mình chắc chắn chưa đầy đủ và còn những thiếu sót nhất định. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu các thông tin khác đừng quên truy cập kienthuctienao.org nhé!

Anthony Nguyen

Kiến Thức Tiền Ảo
Logo
Enable registration in settings - general