Ocean coin là gì? Ưu và nhược điểm của đồng coin Ocean?

Ocean coin là gì? Ưu và nhược điểm của đồng coin Ocean?
Năm thành lập2017
Sàn giao dịchBinance, Gate.io, Kucoin,..
Ví lưu trữTrust Wallet, MetaMask, Ledger
Websiteoceanprotocol.com
Cộng đồngtwitter, Medium.

Ocean Protocol sau một thời điểm tăng giá mạnh vào đầu năm 2021 đã nổi lên trên thị trường như một dự án đầy tiềm năng. Ocean ra đời với mục đích ban đầu là giúp chia sẻ và cung cấp dữ liệu với tính minh bạch rõ ràng. 

Ngoài ra anh em còn thông tin nào khác về dự án nữa không? Những tin tức nổi bật nào đã giúp Ocean coin tăng giá mạnh? Theo dõi bài viết này, anh em sẽ hiểu rõ hơn về dự án Ocean Protocol và đồng coin Ocean. 

Ocean coin là gì? 

Ocean Protocol là hệ sinh thái lưu trữ dữ liệu phát triển trên công nghệ blockchain. Nó cho phép cá nhân và doanh nghiệp mở khóa dữ liệu của họ và dùng nó để kiếm tiền qua việc sử dụng mã dữ liệu trên cơ sở của ERC 20.

Trên mạng Ocean Protocol những dịch vụ dữ liệu đều có đại diện bằng mã dữ liệu duy nhất. Mã dữ liệu đó được sử dụng để bảo vệ tập dữ liệu chính, để cho phép các bên thứ ba có thể thực hiện sử dụng dữ liệu mà không cần rời khỏi vùng an toàn. 

Ocean Protocol có đồng coin nền tảng của nó chính là OCEAN coin. Đây là đồng token dùng trong giao dịch của mạng lưới Ocean Protocol. Mã token này sử dụng nền tảng Ethereum và mang chuẩn ERC 20. 

Ocean Protocol
Ocean Protocol là hệ sinh thái lưu trữ dữ liệu phát triển trên công nghệ blockchain.

Ngoài ra, một loại token khác chạy song song trên Mainnet Pacific của POA Network. Nhưng đồng token được biết đến nhiều hơn và sử dụng nhiều hơn vẫn là token chạy trên nền tảng Ethereum. 

Ocean coin được tạo ra năm 2017 bởi một nhóm các nhà tư vấn cùng các doanh nhân giàu kinh nghiệm trong ngành và dẫn đều là Bruce Pon. Hiện tại trụ sở của dự án đặt tại Singapore.

Điểm đặc biệt của Ocean coin 

Ocean Protocol mở khóa quyền truy cập vào dữ liệu và hiển thị chúng trên Ocean Market. Ngoài ra, nó còn cung cấp các công cụ cần thiết cùng các tài liệu mở rộng để các công ty xây dựng dữ liệu của riêng họ. 

Mục đích sử dụng

OCEAN coin ban đầu ra đời với các mục đích chính trong mạng lưới Ocean Protocol có thể kể đến đó là: 

  • Dùng như một đơn vị tiền tệ trong hệ sinh thái. Giúp cho hệ sinh thái có đơn vị giao dịch và thanh toán dữ liệu, dịch vụ. 
  • Dùng để staking data khi người cung cấp dữ liệu được quyền staking data của họ rồi nhận về tiền thưởng bằng chính OCEAN token. Trong khi đó vẫn bảo vệ quyền riêng tư của dữ liệu. 
  • Dùng Ocean để làm phần thưởng cho các Keeper Node. Điều này đảm bảo cho khả năng bảo mật của mạng lưới Ocean Protocol. 
  • Dùng để truy cập dữ liệu mà không cần đảm bảo các vấn đề bảo mật, an toàn. Bởi công nghệ giúp cho người dùng sở hữu Ocean có thể mở khóa phần dữ liệu cần dùng trên mạng Ocean protocol.

Từ những mục đích kể trên có thể thấy được phương thức hoạt động của Ocean coin hết sức đơn giản. Nhà phát triển sẽ đưa ra Ocean token và nếu người cần dùng dữ liệu sẽ sở hữu nó để thực hiện các dịch vụ và lưu trữ dữ liệu trên mạng. 

Mạng Ocean protocol sẽ cung cấp các nút để người dùng có thể lưu trữ dữ liệu trên đó và trả phí cho mạng. Ngoài ra, người dùng cũng có thể sở hữu Ocean coin rồi tham gia đóng góp cho mạng để nhận về phần thưởng.

Một mô hình hoạt động không hề mới nhưng nó đang nhắm vào thị trường lưu trữ dữ liệu rộng lớn. Dự án với mục tiêu sẽ nâng tầm mạng lưới lưu trữ dữ liệu với các công nghệ mà họ đang sở hữu. 

Ocean coin dùng như một đơn vị tiền tệ
Ocean coin dùng như một đơn vị tiền tệ trong hệ sinh thái.

Đội ngũ phát triển

Đội ngũ nòng cốt của Ocean Protocol đều là những nhà quản lý dự án và các doanh nhân như đã nói ở trên. Nhưng trong đó nổi bật có các cái tên như:

Bruce Pon: Giám đốc điều hành của dự án Ocean. Một người có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý các dự án quốc tế. Hiện cũng đang làm giám đốc điều hành của BigchainDB.

Đội ngũ phát triển của Ocean protocol
Đội ngũ phát triển của Ocean protocol.

Trent McConaghy: Đồng sáng lập của dự án, một chuyên gia trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Có nhiều năm làm việc cho BigchainDB.

Cristina Pon: Giám đốc tiếp thị của dự án. Người có nhiều năm kinh nghiệm và mang đến sự thành công cho BigchainDB ở việc tiếp thị. 

Razvan Olteanu: Thành viên sáng lập, sở hữu cho mình 20 năm kinh nghiệm trong việc quản lý các dự án dữ liệu. 

Ngoài ra trong đội ngũ dự án còn có 22 thành viên khác đảm nhận các vị trí khác nhau. Trong đó có: Sheridan Johns, Masha McConaghy, Matthias Kretschmann, Mihai Scarlat,…

Bên cạnh đó, dự án Ocean Protocol còn có đội ngũ cố vấn hùng hậu gồm nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ và tài chính. Trong đó có Mark Messow làm việc tại EMS và IBM, Anastassia Lauterbach nằm trong ban cố vấn của Nasdaq và Franck Martins giám đốc tiếp thị của STMicroelectronics. 

Nhóm đối tác của Ocean Protocol có các công ty thuộc lĩnh vực AI, mạng di động và đầu tư. Nổi bật như Atazzo, Impact Investments, Fabric Ventures,…

Road map 

Lộ trình phát triển: 

Ra đời từ năm 2017, lộ trình phát triển của Ocean protocol có thể nói đến nay rất minh bạch và đã hoàn thành những mục tiêu đề ra. Trong đó: 

  • Năm 2017: Tạo ra khung dữ liệu, thị trường và phân phối Ocean token. 
  • Năm 2018: Lập ra báo cáo kỹ thuật và báo cáo kinh doanh. Tạo ra mạng thử nghiệm đưa ra thị trường. 
  • Năm 2019: Tung ra phiên bản Beta. 
  • Năm 2020: Tạo ra thị trường dữ liệu phi tập trung, triển khai đến các đối tác chiến lược là những doanh nghiệp. 
  • Năm 2021: Hoàn thiện công nghệ, phiên bản và kết nối chuỗi BSC. 
  • Năm 2022: Giảm chi phí lưu trữ, tăng tốc lưu trữ và thời gian lưu trữ dữ liệu. 

Cộng đồng:

Các cộng đồng chính của Ocean coin đó là twitter, Medium. Các thành viên tham gia vào cộng đồng chủ yếu để trao đổi các vấn đề liên quan đến dữ liệu, các giao dịch liên quan giữa người cần lưu trữ với những người muốn lưu trữ. 

Trong đó, twitter với 143 nghìn lượt follow chủ yếu thảo luận các vấn đề liên quan đến quá trình dự án đang phát triển cũng như giá của Ocean coin.

Cộng đồng twitter của Ocean coin.
Cộng đồng twitter hơn 143 nghìn theo dõi của Ocean coin.

Đánh giá từ các trang quốc tế

Theo đánh giá của các chuyên gia trên trang Coinmarketcap: Giai đoạn khôi phục trên thị trường của Ocean token đang diễn ra theo chiều hướng tốt. Biểu đồ kỹ thuật nhận thấy rằng khả năng trở lại đỉnh mới về giá của Ocean rất khả thi. Cấu trúc sẽ tạo nên những đợt sóng giá mới khi các thông tin tốt đến. 

Đánh giá của Ocean coin.
Đánh giá của các chuyên gia trên trang tài chính Coinmarketcap về Ocean coin.

Yếu tố tài chính 

Giá Ocean coin khi thực hiện bài viết là 0,752095 USD với khối lượng giao dịch 26 triệu USD. Thứ hạng trên CoinMarketCap của Ocean hiện tại trên thị trường là 137 với vốn hóa thị trường là 461 triệu USD.

Các đợt ICO của Ocean Protocol diễn ra trong năm 2017, 2018 và 2019. Trong đó số vốn của mỗi lần ICO cụ thể là: 

  • Vòng 1 diễn ra năm 2017 và nhận về 4.5 triệu USD.
  • Vòng 2 diễn ra năm 2018 và nhận về 20.5 triệu USD.
  • Vòng 3 diễn ra năm 2019 và nhận về 1.9 triệu USD.

Cùng với sự hậu thuẫn về mặt tài chính của Atazzo, Impact Investments, Fabric Ventures,…thì chắc chắn vấn đề tài chính của Ocean luôn luôn vững chắc trong tương lai. 

Công nghệ

Datatokens là công nghệ nền tảng mà Ocean Protocol đang sử dụng. Mỗi tập dữ liệu và dịch vụ dữ liệu đều được gắn một mã ERC-20 cho phép các nhà cung cấp dữ liệu bán nó cho người cần sử dụng không gian lưu trữ. 

Ocean Market cũng là công nghệ để tạo lập ra một môi trường phi tập trung trên mạng Ocean. Nó giúp cho người dùng và người bán không gian lưu trữ có thể kết nối với nhau dễ dàng. 

Ocean Keepers là công nghệ nút mạng cung cấp dữ liệu thông qua chạy phần mềm của Ocean. Các nút ở Ocean được gọi là Keepers cho phép người dùng có thể cung cấp dữ liệu cho mạng. 

Đối với công nghệ đang sử dụng cho đồng Ocean coin như đã nói ở trên đó là công nghệ blockchain của Ethereum. Vì thế tốc độ giao dịch của Ocean là cực nhanh giống như các token mới khác trên thị trường. Tính ứng dụng vào thực tế của Ocean token chưa cao, nó mới chỉ dừng lại là token cho hệ sinh thái Ocean Protocol. 

Phân bổ token

Với tổng cung tối của Ocean sẽ là 1,46 tỷ token, OCEAN hiện được phân bổ như sau: 

  • 51% dành làm rewards cho miners.
  • 5% giữ lại cho đối tác và nền tảng. 
  • 20% cho đội ngũ phát triển dự án.
  • 24% cho các đợt ICO.

Anh em không thể đào Ocean coin như với Bitcoin mà chỉ có thể mua Ocean token trên các sàn giao dịch. Hiện tại, rất nhiều sàn giao dịch đã niêm yết Ocean, trong đó có cả Binance và Coinbase. 

Ưu điểm và nhược điểm 

Ưu điểm

  • Tiềm năng tăng trưởng cao. 
  • Áp dụng nhiều công nghệ độc nhất. 
  • Khả năng thanh khoản tốt. 
  • Tốc độ giao dịch nhanh.

Nhược điểm

  • Chưa được nhiều người biết tới.
Tên coinOcean coinBitcoin
Người ủng hộ/đối tácAtazzo, Impact Investments, Fabric Ventures,…Elon Musk, Jack Dorsey, Jay-Z, Tyler và Cameron Winklevoss, PayPal,…
Các sàn cho phép giao dịchBinance, Gate.io, Kucoin, FTX, Kraken,…Binance, Huobi, Fiahub, Gate.io, Bibox,…
Vốn hoá thị trườngHơn 461 triệu USDHơn 800 nghìn tỷ USD
Xu hướng tăng trưởng (6 tháng gần nhất)Có đợt tăng giá mạnh. Đạt đỉnh khoảng 1.8 USD vào tháng 4/2021 và đang có xu hướng giảm giá tạo đáy mới ở giai đoạn đầu năm 2022.Biến động mạnh. Đạt đỉnh khoảng 69.000 USD vào tháng 11/2021 và giá có xu hướng giảm giai đoạn đầu năm 2022.

Tiềm năng 

Giá của Ocean bật từ 0.38 USD hồi đầu năm năm 2021 lên 1.8 USD vào tháng 4/2021. Thời điểm đó Ocean coin là một trong những đồng coin có tốc độ tăng giá mạnh nhất. 

Thời điểm tháng 1/2022 giá đang ở ngưỡng 0.7 USD và khả năng giá sẽ giảm một đợt nữa trước khi điều chỉnh tăng mạnh trong tương lai. 

Biểu đồ giá 1 năm qua của Ocean coin
Biểu đồ giá 1 năm qua của Ocean coin.

Với những lợi ích mang lại cho người dùng về việc lưu trữ dữ liệu thì theo nhận định của nhiều chuyên gia trong thị trường tài chính, sự kỳ vọng vào Ocean token còn có cơ sở rất lớn. 

Một lộ trình phát triển cụ thể đã được vạch ra, cộng với khả năng lưu trữ dữ liệu còn dư lượng thị trường rất lớn. Theo thống kế, thị trường dữ liệu toàn cầu về lưu trữ có khoản 137 tỷ USD đang chờ khai thác trong tương lai. Vì thế cơ hội cho Ocean là rất lớn. 

Cũng theo báo cáo mà trang Tractica đưa ra thì thị trường trao đổi dữ liệu sẽ còn diễn ra sôi động hơn khi công nghệ AI đang ngày càng chiếm sóng lớn. Thị trường này đạt khoảng 50 tỷ USD vào năm 2025. 

Đây đều là những thị trường mục tiêu mà Ocean protocol đang hướng tới. Vì thế nhà đầu tư có quyền hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn cho dự án này. 

Mua Ocean coin ở đâu? 

Các sàn giao dịch trên thị trường tiền điện tử hiện nay tất cả gần như đã chấp nhận Ocean token. Trong đó các sàn giao dịch có sự thanh khoản lớn của Ocean mà anh em có thể tham khảo như: Binance, Gate.io, Kucoin,…

Kraken

Số lượng coin được list: 

+100 coin BTC, ETH, BNB


Phí: 0.26%

Đánh giá

Kucoin

Số lượng coin được list: +200 coin: BTC, ETH

Phí: 0.1%

Đánh giá

Binance

Số lượng coin được list: +150 coin: BTC, ETH, BNB

Phí: 0.1 - 8.6%

Đánh giá

Ví Ocean coin

Ví lưu trữ anh em có thể sử dụng Trust Wallet, MetaMask, Ledger,…để lưu trữ Ocean token. Vì đây là token chuẩn ERC 20 nên những nơi có thể lưu trữ khá phổ biến.

Trust Wallet

Dùng được cho mọi người bởi tính dễ dùng của nó

MetaMask
Những người sử dụng coin liên tục để giao dịch.

Ledger

Phù hợp với người lưu trữ nhiều coin.

Ví phần mềm

Ví nóng

Ví lạnh

Phí: 0,01 BTC

Phí: Tùy coin 

Phí: Tùy coin

Số lượng coin hỗ trợ:

+1800

Số lượng coin hỗ trợ:

+1500

Số lượng coin hỗ trợ:

+100

Hiện tại Ocean coin vẫn đang giữ giá trị ổn định được đánh giá tương lai khá tốt. Nhưng đó vẫn chỉ là những dự báo về xu hướng thị trường. Quyết định đầu tư vẫn nằm ở anh em. 

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp anh em đưa ra được quyết định đầu tư Ocean coin. Những thông tin trên đây không phải lời khuyên đầu tư, anh em cần hết sức lưu ý. 

Anthony Nguyen

Kiến Thức Tiền Ảo
Logo
Enable registration in settings - general